Faust ( tóm tắt) của Gớt- Johann wolfgang

Nâng cấp lên Gmail thông minh hơn MỞ (không có chủ đề) T Tao Đoàn đến tôi, NGUYEN 19 phút trướcChi tiết bi kịch Faust ( Nắm đấm ) của Gớt - Johann Wolfgang von Goethe -Để độc giả đọc Song ngữ bi kịch Faust của Gớt dễ dàng , xin giới thiếu tóm tắt nội dung Fausst 432021 ts Nguyễn Văn Hoa - dịch giả thơ Đức ( Tháp Dương- Bắc Ninh ) Faust là kịch bằng thơ của Goethe. Tác phẩm gồm hai phần, phần một được xuất bản vào năm 1806, phần hai được tác giả biên tập, thêm bớt và hoàn thành vào năm 1832, trước khi ông qua đời. Nhân vật chính của tác phẩm là Faust - một học giả thông minh, người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, chàng vẫn thấy những hiểu biết của mình hữu hạn so với bao điều trong vũ trụ. Chàng cho rằng lối học kinh viện trong trường đại học là những "lý thuyết màu xám", muốn từ bỏ nó để về với "cuộc đời tươi xanh". Điều mà Faust mong muốn là có thể khám phá tận cùng tri thức. Trong một lần đi dạo, chàng bắt gặp quỷ Mephixto đội lốt một con chó. Giữa người và quỷ diễn ra thách thức: Faust tự đề ra cho mình kế hoạch không ngừng vươn lên để làm giàu vốn tri thức. Nếu quỷ có thể khiến mong muốn đó không thành hiện thực, làm Faust thỏa mãn với chính mình bằng lạc thú thấp hèn thì chàng thua cuộc. Sách "Faust". Quỷ tìm mọi cách đưa Faust đến với các cuộc hội hè, bố trí cho chàng gặp nàng Gretsen - một cô gái xinh đẹp, trong trắng. Mục đích của quỷ là làm cho Faust vui với tình yêu mà từ bỏ kế hoạch khám phá khoa học. Tình yêu giữa Faust và Gretsen bị quỷ chi phối khiến họ gặp nhiều oan trái. Gretsen bị chính quyền bắt giam và xử tử. Faust tìm cách cứu Gretsen nhưng nàng cự tuyệt. Buồn bã, chàng rời nhà tù, ngủ trên bãi cỏ hoa dại. Bầy tiên nữ hát ca bên cạnh khiến chàng thấy hăng hái khám phá khoa học trở lại. Chàng tới kinh đô giúp vua chế tạo tiền giấy, tới phương Bắc giúp vua dẹp tan giặc ngoại xâm... Quỷ lo sợ Faust chiến thắng nên làm cho mắt chàng bị mù. Nhưng Faust vẫn nỗ lực chiêu mộ dân chúng khai phá, cải tạo thiên nhiên. Trước khi chết, chàng đã dự cảm "một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do" mà họ khai phá. Tác phẩm phê phán, châm biếm, đả kích chế độ phong kiến và các đại diện tham lam, lạm quyền Thiên Chúa giáo. Khi viết Faust, Goethe không anh hùng hóa hay lý tưởng hóa nhân vật. Faust là một con người đại diện cho nhân loại, một bản thể không ngừng vươn lên nhưng cũng liên tiếp mắc sai phạm. Chàng là kẻ lầm lạc nhưng chính bản chất vươn lên cái đẹp, cái đúng mà đạt được chân lý, tìm được mục đích sống ý nghĩa. Giáo sư Nicholas Boyle (Đại học Cambridge) đánh giá Faust là tác phẩm chứa đựng những chân lý sâu sắc. Ông cho rằng phần hai của tác phẩm là những điều mà xã hội ngày nay đang trải qua. Đạo diễn Alexandre Sokurov - người chuyển thể Faust thành phim vào năm 2011 - cho rằng tác phẩm là đỉnh cao tư tưởng châu Âu trong nghệ thuật. Đây không phải lần đầu Faust được dịch ra tiếng Việt. Năm 1976, tập một đã được Tiến sĩ Đỗ Ngoạn dịch. Năm 1995, tập hai (do Đỗ Ngoạn và Thế Lữ dịch) tiếp tục được giới thiệu. Năm 2001, dịch giả Quang Chiến công bố bản dịch của mình. Tác phẩm mới được Nhã Nam xuất bản. Tóm tắt Bi kịch Faust Tragodie Faust của Gớt – Johan Wolfgang von Goethe 1749-1832 Chuyện có thể tóm tắt như sau. Sau nhìều năm miệt mài nghiên cứu, giáo sư người Đức vỡ lẽ rằng mình chỉ là người vô tích sự. Về khoa học, ông không nắm và lý giải được bản chất của các sự vật nói riêng và của vũ trụ nói chung. Về tư cách một con người, ông không tận hưởng được cuộc đời mà ông được Chúa ban tặng. Từ đó, ông cho rằng khoa học của con người bất lực trước thế giới đầy bí ẩn. Ông dùng pháp thuật để gặp được Thần Đất, cầu xin Thần chỉ giáo. Song Thần phũ phàng tỏ ý khinh bỉ ông như một con vật tầm thường. Tuyệt vọng, ông toan tự tử. Nhưng đúng lúc đó, tiếng chuông ban thánh thể của nhà thờ vang lên, khiến ông nhớ lại tuổi thơ hạnh phúc, và từ bỏ ý đồ đáng xấu hổ. Rồi ông cùng phụ tá kiêm bạn thân Wagner đi vào cuộc sống sôi động bên ngoài. Dạo chơi trong ngày xuân giữa đủ hạng người của xã hội, ông nhận thấy dân chúng rất ngưỡng mộ và yêu quý mình. Ông thổ lộ với Wagner day dứt thầm kín của ông. Đó là xung đột giữa thiên thần và ma mãnh. Một con chó xù lạ cứ quấn lấy hai người, và Faust đón nó về với ông. Gần gũi Faust, con chó ngày càng hiếu động và được ông chủ yêu quý. Chờ đúng dịp Faust hầu như bế tắc hoàn toàn, hắn hiện nguyên hình là quỷ Méphisto, thế lực có thể giúp ông thoát khỏi buồn chán: hưởng trọn những niềm vui cõi trần. Song với điều kiện ông phải bán linh hồn cho hắn. Thỏa ước được lập, quỷ đưa ông “vào đời trần tục”. Theo Méphisto nhập cuộc vui đầu tiên, với bốn sinh viên hát hò nhậu nhẹt, Faust không thích và muốn lủi. Quỷ thì muốn ở lại. Song nhóm sinh viên nhận ra tính quỷ của Méphisto và lấy dao tấn công. Nhờ pháp thuật của Faust, hai người trốn thoát, trong khi các sinh viên sửng sốt: Ai bảo đời này không có phép màu? Tới nhà bếp các nữ phù thủy, người ta muốn Faust uống một loại thần dược. Lúc mới, Faust không chấp nhận. Song Méphisto khéo nỉ non, ông đã uống và nhìn thấy hình ảnh không thể đẹp hơn của một phụ nữ trong một chiếc gương vỡ. Thần dược khiến cho ông thấy người đàn bà nào cũng đẹp. Khát vọng tình yêu vậy là đã thức dậy. Gặp Gretchen, một cô gái thường dân đi xưng tội về, Faust muốn được kèm bên như một vệ sĩ. Nhưng cô từ chối. Mephisto phải vận dùng nhiều mưu ma chước quỷ, ví như đặt trong buồng cô những món trang sức hấp dẫn, như ai đó bí mật tặng cô, rồi bố trí để cô trao đổi với bạn hàng xóm, qua đó, cô khôn dần lên. Từ đó, y cho Faust xuất hiện, làm thân và từng bước chinh phục – kể cả bằng những thủ đoạn đáng chê trách – cô gái con nhà lành. Getchen và Faust si mê nhau đến mức cô gái đức hạnh có thai với nhà khoa học. Tuy nhiên, Faust vẫn không quên khai mở khoa học, từ câu châm ngôn do ông đề xuất “Khởi thủy là hành động”. Trong quá trình bày mưu cho Faust chiếm cho được trái tim của Getchen, Méphisto gặp gỡ và đem lòng yêu một bạn gái góa chồng của cô. Có điều, hắn phải tiếp tục khuất phục bằng được tiến sỹ Faust chỉ bị hắn đánh gục dần dần. Thế nên, hắn rủ rê Faust rời bỏ hai người phụ nữ. Getchen sinh con và trong cơn tuyệt vọng vì nghĩ mình bị lừa dối và phụ tình, đã gìm chết đứa trẻ. Bốn năm bỏ rơi người yêu, Faust không phải không day dứt. Ông thường mơ thấy cô và sau một lần thấy cô sắp bị xử trảm, ông quyết định cứu cô bằng được. Mephisto chỉ nơi cô bị tù. Song cô gần như phát điên, tưởng Faust là đao phủ. Tới khi nhận ra ông, cô nghĩ ông có máu quỷ trong người nên không đi theo ông như ông chờ đợi. Mephisto lộ diện. Getchen cầu Chúa cứu mình. Quỷ thốt lên: “Nàng đã bị phán xử!”. Từ trời cao vọng xuống: “Nàng đã được cứu rỗi!”. Phần II là một công trình khác hẳn, thiên về các vấn đề chính trị và xã hội. Chuyện kịch không phức tạp, nhưng ý nghĩa không kém phần đa tầng và gợi mở không cùng, kiểu những con búp bê Nga. Nếu phần I là tương tác chủ yếu trong nội tâm con người, giữa buông xuôi và hướng thiện, thì phần II nhấn mạnh ràng buộc tất yếu giữa nguyện vọng cao đẹp của cá nhân và áp đặt vô cảm của chính quyền, giữa tri thức hướng tới tương lai và quyền lực chỉ cần hiện tại. Trong phần II, Hoàng đế gặp khó khăn về tiền bạc, triệu Faust tới để ông hiến kế gỡ bí. Nhờ Mephisto rỉ tai, nhà bác học đề nghị hoàng đế thay tiền kim loại bằng tiền giấy, tạo nên một khoản tiết kiệm khổng lồ. Do cuộc “thượng kinh cứu Chúa”, Faust được gặp nàng Helene, tuyệt thế giai nhân của La Mã. Hai người chung sống và sinh một con trai, “kết quả của mối tình đẹp nhất trần gian”. Song đứa bé chẳng may ngã chết. Nàng Helene bỏ đi và tan biến vào hư vô. Faust vô cùng đau khổ. Đúng lúc ấy, các thế lực phong kiến cấu kết với nhau chống lại Hoàng đế. Faust được nhiều đệ tử của Mephisto giúp sức đã dẹp tan cuộc nổi loạn và được Hoàng đế thưởng một vùng đất rộng. Ông áp dụng những tiến bộ khoa học tư bản tiền tiến vào sản xuất nên mùa màng bội thu. Chưa bao giờ, ông được hưởng một niềm vui thánh thiện và vô bờ như vậy. Không bằng lòng riêng mình hạnh phúc, ông xin Hoàng đế cho ông tặng lại khu đất vàng của mình cho toàn dân và “được sống trên đất nước tự do giữa nhân dân tự do”, ý nguyện của mọi người đương thời. Được Hoàng đế chấp thuận, ông muốn hiến cho hai ông già một trang trại sầm uất, thay thế túp lều khốn khổ của hai cụ. Hai cụ không tán thành. Đệ tử của Mephisto đốt lều và hai cụ già chết cháy. Faust bị khép tội tử hình. Song người yêu Getchen đã nhất quyết giành lại ông từ tay quỷ Mephisto, không chỉ cho cô mà cho tất cả. Đơn giản chỉ vì kẻ thực tâm mang điều tốt cho đồng loại nhất định phải được an thân và sủng ái, dù kết quả hành động vì nhân loại của y không tương xứng với ý định tốt đẹp. Vở kịch thơ của Goethe thuộc nhóm không nhiều những tác phẩm hiếm hoi luôn luôn thời sự, không chỉ về “cõi trần sao lắm đa đoan” mà cả về văn chương nghệ thuật. Bên cạnh việc cô đọng đầy liên tưởng sứ mệnh của văn chương nghệ thuật, nó khái quát khá chuẩn tiến trình “hoàn mỹ cuộc sống” và “hoàn thiện con người” của nhân loại. Có thể lảy ra từ nó vài nghịch lý: muốn đi sâu làm sáng tỏ mọi bí ẩn của vũ trụ, con người phải chối bỏ bản chất giàu tình của bản thân. Nếu muốn hưởng tất cả và hết tầm những thú vui trần tục, thì con người phải không còn là người nữa. Trong cuộc phân thân cho tội lỗi và thánh thiện, cuối cùng cái thánh thiện của con người sẽ thắng. Faust của Goethe có thể được lĩnh hội theo nhiều chiều, nhiều cấp độ. Đấy chẳng hạn, xung đột giữa thể xác và tinh thần, giữa tư duy và hành động, giữa thực tế và ước mơ, giữa cái ác và cái thiện… Bao trùm hơn, Faust tượng trưng cho tâm hồn hiện đại của loài người, cho nỗi đau của tinh thần cách mạng. Điều không kém phần cốt tử: dù khát vọng của y là như thế nào, con người cần luôn luôn là người, trong niềm vui và trong nỗi khổ, trong cái hay cũng như trong cái dở. von Goethe 1749 1832

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi ký Thơ phổ nhạc

Mình thăm Hollywood u s a -1 6 2021