VĂN HỌC DICH ? ? 30-9-2021

Điểm sách “Dịch Văn Học…” 2016 Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương – Bắc Ninh ) A Hình thức sách Sách có tên Dịch văn học –Một số vấn đề lý thuyết và các bài học kinh nghiệm Nó là ký yếu hội thảo khoa học quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội -Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – khoa văn hoc ; Sách in ở Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội -Trung tâm xuất bản và phát hành sách 16 Hàng Chuối Quận Hai Bà Trưng Hà Nội In xong và nộp lưu chiểu 2016 Số trang 485 trang khổ 16 x 24 cm; Số lương chỉ in 200 cuốn ( chắc bằng kinh phí Hội thảo , vì in ít là lỗ vốn , nhưng người quan tâm sách này chắc cũng chỉ vậy thôi; Có ai sống ung dung bằng nghề dịch thuật văn hoc ở ta ? B Nội dung sách Có 34 bài tham luận được in trong sách này; Sách chia thành các phần Các vấn đề lý thuyết dịch thuật có 11 bài; Dịch thuật và sự phát triển của đời sống văn học có 10 bài ; Các kinh nghiệm nghề nghiệp dịch thuật văn học có 11 bài ; Qua sách này độc giả thấy các tên sau đây Đào Tuấn Ảnh- pgs ts Viện Văn học ( tiếng Nga ) cho rằng nó là hiện tượng văn hóa tinh thần ; Trần Lê Bảo tham luận Dịch thuật từ góc nhìn văn hóa ; Nguyễn Phước Vĩnh Cố tham luận Văn há và ngôn ngữ trong giao tiếp xét từ góc độ dịch thuật; Nguyễn Văn Dân- gs ts Viện thông tin khoa học xã hội ,Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam . tham luận Dịch thuật trong xã hội trí thức ; Phùng Ngọc Kiên tham luận Dịch văn chương luôn là sự vi phạm ; Phạm Gia Lâm tham luận Giao tiếp liên văn hóa trong dịch văn học trường hợp dịch thơ S. Esenin ở Việt Nam ; Nguyễn Thùy Linh tham luận Bản dịch kịch như một thể động trong đa hệ thống; Lê Nguyên Long tham luận từ điểm nhìn dich văn hóa thể loại tự thuật văn học Mỹ thế kỷ 17-18… Như vậy tham luận của những người am hiểu tiếng Nga , tiếng Pháp , tiếng Anh ; Tôi có tìm hiểu phần kinh nghiệm dịch qua các bài tham luận Ví dụ Thi pháp dịch thuật của Nguyễn Duy Hinh ; Đáng lưu ý Đặng Anh Đào tham luận Dịch thơ Việt sang tiếng Pháp lý luận và thể nghiệm; v.v… Thiển kiến cá nhân tôi thì sách kỷ yếu này là công cụ hữu ích hỗ trợ cho ai chọn con đường dịch văn học ; Nổi bật các tham luận khiến tôi lưu tâm nhiều nhất : a-Nguyễn Văn Dân- gs ts Viện thông tin khoa học xã hội ,Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam ,tham luận Dịch thuật trong xã hội trí thức ; Ông cho rằng : Dịch thuật là chia sẻ và đối thoại văn hóa trong xã hội trí thức; Ông chủ trương dịch thuật là phải đảm bảo TÍNH CHÍNH XÁC TOÀN DIỆN của văn bản trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của nguyên tác ‘; Theo Ông thế giới họ dùng chữ “Tín “ để chỉ sự chính xác ; Ông dẫn yêu cầu TÍN- ĐẠT –NHÃ của người Việt , có nghĩa là một bản dịch phải đạt được độ chính xác , đảm bảo chất lượng và hay ; Ông kết luận : dịch thuật chỉ cần một chữ “tín “là hoàn toàn đủ ( trang 66); Ông đưa ra những nguyên tắc dịch thuật ví dụ VỐN KIẾN THỨC VĂN HÓA TƯ DUY VÀ CHUYỂN NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG GIỮA HAI NGÔN NGỮ - TƯ DUY HAI NGÔN NGỮ ; ĐỐI CHIẾU ĐA NGỮ THAM KHẢO THÊM NGOẠI NGỮ KHÁC TÍNH KIÊN TRÌ , TRÁNH ĂN XỔI phải kiên trì cao độ; Ông cũng nêu nhưng khó khăn của việc dịch thơ ( trang 73); Theo ông thơ ca phải tuân theo vần luật; Sẽ gặp xung đột giữa quy tắc với ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ; Nếu dịch ép vần sẽ sai nghĩa ; ví dụ bài Đôi bờ tiếng Nga đã dịch sai nội dung; Người dịch phải giải quyết sự tương đồng giữa các quy tắc vần luật ; Việc lựa chọn thể thơ tương đồng giữa ngôn ngữ dịch và ngôn ngữ được dịch ; các dịch giả đã tranh luận khá nhiều về vấn đề này ( trang 74); Còn tranh luận chưa ngã ngũ đúng sai khi dịch thơ Nga , thơ Đường sang lục bát ; Về dịch thơ Ông kết luận : dịch thơ đòi hỏi sự công phu và cẩn trọng cao độ .không nên vì vần mà ép ý ; b -Lê Huy Bắc -gs ts Đại học sư phạm Hà Nội ( tiếng Anh) với tham luận Dịch như là sự nản chí ; Ông cho rằng : có lẽ trong mọi nghề nghệ thuật, dịch thuật là nghề khốn khổ và nhọc nhằn nhất( trang 27); Ông cho rằng : dịch thuật là một nghề xa xỉ, cuộc chơi quý tộc …; Và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân khi dịch Ông già và biển cả mà trước đó đã có 5 bản dịch của người khác , ông không đọc tiếng Việt 5 bản đó mà kiên trì cứ tự dịch theo cách nghĩ của mình ; c- Pgs ts Đặng Anh Đào –Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng muốn dịch văn chương thì phải có 2 sự viện trợ Văn học so sánh và Ngôn ngữ học . Đ A Đ khi dịch phải chú ý Ngữ cảnh ,tình huống , mục đích ; Theo Đ A Đ dẫn lời GS TS Phạm Thị Anh Nga thì : “…khó có thể chuyển nghĩa đặc điểm hình thức của câu thơ , các vần điệu, những ý nghĩa bao hàm , quan hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ý nghĩa “; Qua hội thảo thấy còn nhiều ý kiến khác nhau. Ôi !Cũng là bình thường : C -Thu hoạch cho cá nhân về dịch thơ Sau khi đọc hết sách này , riêng về dịch thơ Đức tôi tự rút bài học cho mình: 1-Khi xung đột ý thơ và quy luật vần điệu thơ , nhất quyết nhất quán tôi ưu tiên ý thơ , không bao giờ hy sinh ý thơ mà cố ép lấy vần điệu thơ ; Khi ấy tôi dừng lại , học hỏi tiền nhân xử lý Ý thơ và Vần Điệu thơ thế nào ? Hoặc gác lại bài thơ đó. Dịch lại sau ; Ví dụ Ngô Tất Tố , Trần Trọng Kim dịch thơ Đường sang Lục Bát , theo tôi đã đụng đến hồn Việt . Nhưng vẫn có người phản đối ? 2 Kiên trì tỷ mỉ tra cứu để tu từ , nhất là với những từ lạ , từ ghép , chơi chữ của tác giả thơ Đức … tra cứu qua từ điển , qua hình ảnh , qua ngoại ngữ khác ví dụ Nga , Hoa , Anh … để từ đó chọn từ đúng với ý nghĩa của văn cảnh câu thơ ; 3 Mỗi bài thơ dịch tôi đều để Song ngữ Đức Việt , Người giỏi tiếng Đức thì đọc trực tiếp; và họ có thể dịch phiên bản khác tiếng Việt bài thơ này; 4- Không dịch thơ nước ngoài dịch sang tiếng Đức , vì sẽ “ tam sao thất bản “ , đọc bản gốc thơ nước ngoài sẽ hợp lý hơn với độc giả Việt , và vì đã có nhiều dịch giả giỏi đã dịch từ ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt ví dụ thơ Puskin , Ta gor … Tự nhủ mình giải toả lòng đam mê dịch thơ Đức , động cơ chỉ là như con tằm nhả tơ , trả nợ đời ; nhất là cho độc giả yêu thơ Đức ./.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi ký Thơ phổ nhạc

Mình thăm Hollywood u s a -1 6 2021