Bùi KÝ khảo cứu Trê Cóc 8-10-2021
Trong kho tàng Truyện Nôm khuyết danh , tôi thấy Truyện Trê Cóc được cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ (Ngưòi dịch truyện Tam Quốc của Tàu từ đầu thế kỷ 20 ra Quốc văn) , khảo tả, chú giải , hiệu đính cực kỳ công phu , Cuốn sách do Nhà xuất bản Tân Việt Sài Gòn ( sáng lập năm 1937) in xong 15-8-1950 . Cuốn sách chỉ vẻn vẹn 42 trang , nhưng đã hàm chứa một kiến thức uyên bác, một cung cách làm việc nghiêm túc mẫu mực . Qua đó để lại cho các nhà biên dich Hán Nôm một công nghệ chuẩn xác khi làm sách Hán Nôm ra quốc ngữ.
Cuốn sách Truyện Trê Cóc là loại sách Cổ văn Việt Nam, Vô Danh Thị . Phần đầu sách do Lệ Thần Trần Trọng Kim viết mở đầu với tựa đề : " Hiệu đính các Truyện Nôm Cổ" . Lệ Thần Trần Trọng Kim cho rằng : "
Các truyện Nôm của ta kể ra cũng khá nhiều , nhưng nhiều truyện nhất là những truyện cũ , cũng có người không biết , không để ý đến , cũng có người xem truyện Kiều , rồi cho hết thẩy các truyện cũ là quê mùa , không đáng xem , coi thường không buốn đọc nữa , bởi vậy những truyện ấy , hầu như là bỏ rơi vậy.
Chúng tôi xét ra có nhiều truyện cổ , không phải là không có giá trị ,văn không phải toàn một vẻ chất phác như người ta tưởng lầm , nhiều câu , nhiều đoạn văn rất hay , ý rất sâu xa,nếu bỏ mất đi, thì bao nhiêu những áng văn chương cổ một ngày một tiêu diệt mất,thì thật đáng tiếc.
Bởi vậy chúng tôi muốn bảo- tồn lấy những di-sản quý- hoá của tổ- tiên để lại , và sưu tầm những bản truyện hoặc in , hoặc chép bằng chữ Nôm , lấy bản cũ nhất là chuẩn- đích đem đối- chiếu với các bản khác , so- sánh từng chữ từng câu , đính chính lịa rồi chú thích rành- mạch , để khỏi sai- lầm . Khi đã hiệu- đính , chú- thích xong , đem ra cùng nhau thảo -luận đính- chính rồi mới ấn- định xuất - bản .
Hiện thời chúng tôi đã đính- chính xong bốn truyện Ngụ Ngôn là : truyện Trê Cóc , truyện Trinh Thử, truyện Luc Súc Tranh Công , truyện Hoa Điểu Tranh Năng . Những truyện này do ông Phó bảng Bùi Kỷ hiệu- đính và chú giải và đem in thành từng tập riêng, như thế các nhà học quốc -văn sau này sẽ có đủ tài liệu để tra khảo".( dấu "- " liên 2 chữ theo nguyên văn NVH ).
Như vậy qua ý kiến của Lệ Thần Trần Trọng Kim (người cùng hiệu đính Truyện Kiều với Bùi Kỷ) , chúng tôi thiển nghĩ hậu WTO , đọc vẫn còn nguyên vẹn 100% giá trị. Loại sách Truyện Nôm ( nhất là đã được dịch ra Quốc ngữ ) là một phần di sản văn hoá quý báu mà Tiền Nhân để lại , cần phải được tiếp tục nhiều thế hệ gìn gữ và bảo tồn. Nó sẽ góp phần linh nghiệm giữ Hồn Việt mãi mãi.
Tiếp theo là phần Hiệu đính của ưu Thiên Bùi Kỷ .Công trình hiệu đính của Cụ có các phần :
I- Sự tích trong truyện Trê Cóc: Trong phần này Cụ đã diễn tả lại toàn bộ cốt truyện bằng văn xuôi , ví dụ mở đầu : "Con cóc đẻ trứng xuống ao , khi nở ra nòng nọc , có Trê trông thấy giống mình , đem cả đàn về , nhận làm con mình..." và đoạn kết : " Khi Cóc tìm đến Nhái- bén ( là tay thày kiện rất giỏi ) , Nhái-bén bảo Cóc rằng : Theo lẽ tự nhiên của tạo- hoá , con giống nào lại hoàn là con giống ấy ...Vợ Cóc nghe lời , về đợ ít lâu , quả nhiên như lời Nhái - bén nói. Cóc bèn đưa cả đàn con đến trình quan , và làm đơn kiện lại Trê .Quan lúc ấy mới biết Cóc là oan , bèn lấy lời lẽ ôn tồn để an ủi vợ chồng cóc , và khép Trê vào tội phát -lưu . Cóc về nhà ăn mừng". Từ thơ Nôm Cụ đã tóm tắt cốt truyện mạch lạc và khúc triết .
II -Cách kết cấu ở trong Truyện : Cụ phân tích cốt truyện chia thành ba hồi.
Hồi thứ nhất : Cóc kiện trê, Trê bị bắt lên quan và bị hậu giam.
Hồi thứ hai : Trê tì được cá Ngạch làm thầy, lên xin quan cho về khám-nghiệm , rồi vì lời trong biên-bản, các nha-lại cho nòng-nọc giống Trê , chứ không giống Cóc. Cóc bị hậu giam.
Hồi thứ ba : Cóc tìm được Nhái-bén làm thầy,đợi khi nòng nọc đứt đuôi lên cạn .Cóc phát đơn kiện lại Trê . Trê bị tội . Cóc được tha về nhà ăn mừng.
Cả cuốn truyện có Ba Trăm Chín Sáu câu (396 câu).
III-Văn- Pháp: Phần này Cụ phân tích cách gieo vần ,cách dùng chữ cách đặt câu
IV-Tâm lý trong truyện: Tại phần nay Cụ có truy nguyên tác giả cuốn Truyện Trê Cóc, Cụ có dẫn ra giả thuyết: Cuốn văn này đến nay vẫn liệt vào trong những cuốn văn vô-danh, vì chưa tìm được tên của tác- giả.Cụ Bùi Tồn-am ( Huy Bích ) có bàn về cuốn văn này , cho là do một vị gia khách của nhà đức Liễu-vương đời Trần mà ra, ám- chỉ vào việc vua Thái -tôn cướp chị dâu trong khi có mang , lấy đứa con anhcòn ở trong bụng mẹ làm con mình.Cụ lấy bốn chữ " đoạt nhân thủ tử" làm định-án. Nếu theo nhưthuyết trên này mà xét trong cuốn văn , thì ta thấy có nhiều chỗ ám-hợp , vì Trê tuy nuôi nòng-nọc , nhưng nòng-noc bao giờ cũng vẫn là con của Cóc. Lời Nhái- bén bảo Cóc :
Tuy cùng một kiếp phù-sinh
Giống nào giống ấy tranh-dành làm chi .
Cụ lập luận tiếp : Thuyết trên này không phải không có sở kiến . Son ý tôi muốn hãy để thuyết ấy làm một điều khuyết- nghi , sau này nếu có đủ tài liệu , ta sẽ bàn lại.
Rõ ràng thái độ của Cụ rất thận trong khi tiếp cận sách cổ, nước ta bị giặc ngoại xâmđốt phá , đục bia , chiếm giữ kho sách cổ Hán Nôm, do vậy khó mà tìm đựoc tên tác giả. Mặt khác nhiều tác giả sợ bị nhà chức trách đương thời ( nhất là vào thời "Vua Lê Chúa Trịnh"trả thù dã man tàn khốc "tru di tam tộc " , do vậy phải "mai danh ẩn tích", có lẽ đấy cũng là một nguyên nhân làm cho nhiều Truyện Nôm mai mãi sẽ khuyết danh ?
Cụ cho rằng Dân phải chịu khổ đủ đường khổ cực , phần nhiều vì ngu , ngu mới hay phạm vào tội lỗi , cho nên mới có câu:
Trê kia là đứa ngu -si
Chẳng qua tham dại biết gì nông sâu
Và Cụ cũng cho rằng Sự tham nhũng của bọn nha lại và lệ -đinh Sự này có lẽ là môt tập quán đã lâu, và công nhiên không kiêng -kỵ gì trong lúc thừa- hành công vụ , cho nên có câu :
Song bên lý có bên tình
Liệu sao các việc thoả tình người ta .
Lại có câu:
Chẳng qua hối lộ đã nhiều
Cho nên mới nói mè-nheo những lời
Cụ còn cho rằng Trong quan hệ khi xử kiện , phần thì tình lý phức-tạp , phần thì thường bị kẻ tả hữu ủng-tế ngay những vị quan rất công minh liêm chính , mà hơi sơ ý một chút , cũng bị sai lầm .
Cụ nhắn nhủ hậu thế : " Tác giả muốn mượn một tập văn ngụ ngôn, đem ba điều này để cảnh -tỉnh những bậc học-thức trong nước, bình nhật nên lưu tâm đến dân tình lưọi bênh,đến khi có quyền bính trong tay , nên hết lòng giúp nước , cốt làm thế nào cho lại trị dân an . Đó là cái tinh thần chân tình trong nên cổ - học ,hàm -súc ở uốn sách này biết bao nhiêu là ý tứ , ta không nên cho là một truyên mua vui, mà sao nhãng không thể nhận kỹ việc này.
Phần này từ trang 9 đến trang 18 , nhưng là " Khuôn vàng thước ngọc" cho độc giả đọc sách và cũng là cho những ai muốn tìm hiểu vốn cổ dân tộc .
Từ trang 19-39 ( 20 trang ) là toàn bộ Truyện thơ Trê Cóc. Những trang này đã hàm chứa trên 100 chú thích của Cụ Bùi Kỷ . Cụ giảng gải từng chữ Nôm khó hiểu và cách dịch ra Quốc ngữ. Hoặc giảng giải các điển tích cổ trong truyên này. Ví dụ Trang 29 có đến 9 chú thích , Cụ giải thích 9 chữ Hán Nôm (am,hồ giả hổ oai- cáo giả oai hầm(hùm NVH) , Xuy mao cầu ti- Thói bới lông tìm vết , ý nói bẻ-bắt khắt -khe. Hoặc những âm Hán Việt khó hiểu , ví dụ am; thuộc , thạo, lại bộ: lại phòng , buồng giấy việc quan,các phiên : các phần việc, Lưới Thang : lưới vua Thang chỉ chăng có một mặt mà mở ra ba mặt , nói ví :luật pháp nhân từ. Cụ cũng còn so sánh với các bản chép khác , ví dụ câu :
Bản Bùi Kỳ :
Ngạnh rằng : " Quan sự đã am
Những phường cáo giả oai hầm ghê thay( hầm: hùm -hổ NVH)
Bản khác :
Ngạnh rằng " Quan sự đã am
Những phường cáo giả ngang tàng ghê thay".
Qua cuốn sách Trê Cóc ,chúng tôi thiển nghĩ :
Sự lao động khoa học rất nghiêm túc của Tiền Nhân là cơ sở tin cậy mà nay chúng ta có thể dễ dàng kế thừa được những vốn cổ của dân tộc.
Chúng ta học tập cách làm thơ Lục Bát của các Cụ Nhà Ta. đây là đặc sản Việt , nay đã hâu WTO và đangcao trào hội nhâPJVà ĐổI MớI , cơ hội vàng hiếm có cho ra đời các tác phẩm trong công cuộc cách tân thơ hiện đại. Nhưung cá nhân tôi thiển nghĩ cai mục đích của cách Tân là để cho Độc giả đọc thơ xong mà vẫn còn ám ảnh mãi và thuộc những câu thơ cách tân đó?
Thơ của các cụ đọc là dễ nhớ, và nhớ sẽ truyền khẩu lan rộng và đã lan rộng thì sẽ nhiều người thuộc và số người nhớ lâu sẽ rất cao . Nó sẽ được bảo tồn trong dân gian.
Hiện nay chúng ta có thể đọc truyện cổ tích Việt Bích câu kỳ ngộ, Phương Hoa, Tống Trân Cúc Hoa,,Thạch sanh..., hoặc lấy từ tích Tàu như Nữ Tú tài,Phan Trần, Nhị độ Mai... Những Truyện đó vẫn thấm đậm hồn Việt , những triết lý mộc mạc dân gian : ở hiền gặp lành, ác giả ác báo , những ước mơ hướng thượng , nhân vật chính nhiều người được lên làm Vua, cai quản trong cảnh thanh bình : " Quốc Thái dân an."
Hiện nay ,phương tiện giải trí phong phú, hấp dẫn , Ai còn ngồi đọc những cuốn sách cổ với quá nhiều điển tích cần " giải mã ", hậu WTO ,liệu sau này con cháu chúng ta còn đọc Truyện Nôm không ?
Cảm tạ Cụ Bùi Kỷ đã để lại cho hậu thế cuốn sách hiệu đính cực kỳ quý báu!
Nhưng lòng tôi cứ thấy lo ngại làm sao khi hậu thế bỏ quên cuốn sách này?
CHÚ THÍCH :
Bùi Kỷ (1888-1960), tên chữ là Ưu Thiên, tên hiệu là Tử Chương sinh ngày 5-1-1888 ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thị xã Phủ Lý) tỉnh Hà Nam, mất ngày 19-5-1960 tại Hà Nội. Bùi Kỷ sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng Nho học. Tổ tiên họ Bùi vốn gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây).
Nhận xét
Đăng nhận xét