Nguyen Trai 254 bai Quoc am thi tap , khao di

Khảo dị Bài 2 Quôc âm thi tập của Nguyễn Trãi Bài 2 Câu 1 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Phiên âm từ Nôm ra quốc ngữ Trần Văn Giáp Phạm Trọng ĐIềm 1956 Thương Chu bạn cũ các chư đôi Đào Duy Anh 1976 Thương Chu bạn cũ các chưa đôi Bùi Văn Nguyên 1994: Thương Chu bạn cũ các chưa đôi Vũ Văn Kính 1995 : Thương Chu bạn cũ các chưa đôi Nhóm Mai Quốc Liên 2000 Thương Chu bạn cũ gác chưa đôi 2- Chú Thích TVG-PTĐ Thương Chu : hai thời đại Trung Quốc cùng với hạ thông Thương gọi là Tam Vương , kế tiếp đời Đường Ngu , giai đoạn nguyên thuỷ chuyển sang nô lệ manh nha . DDA : Các chưa đôi : khó hiểu Nguyễn Trãi gọi bạn cũ đời Thương Chu thì chỉ có thể là Y Doãn( Thương ) và Chu Công ( Chu ) , cũng như chính NT giúp dựng nghiệp nhà Lê , Y Doãn – Chu Công cả hai đều làm nên sự nghiệp rồi mà còn giữ quyền vị suốt đời chứ không như mình sau khi đã thành công ( thửa việc rôi ) lại phải lánh về để hưởng an nhàn cho nên tự xét mình chưa có thể tự cho mình chưa sánh được với bạn đời xưa . Vậy các chưa đôi nghĩa là đều là chưa sánh đôi với được. bản B Đường Ngu bạn cũ lẫn chưa đôi . ( Chữ “các” và chữ ”lẫn “ dễ lộn với nhau ). BVN : Thương Chu , Chu thay thế Hạ, , đến Ân Thương, , có phần suy thoái , nhân đó nhà Chu đã xảo quyệt dùng vũ lực , lật đổ nhà Thương để giành ngôi công chủ . Ở đây NT kín đáo nói nhà Minh đã lật đổ nhà Hồ để cướp nước ta . Do đó bạn cũ của NT đời Hồ , lúc này có ngườI làm việc với nhà Minh , như ngày xưa bề tôi nhà Thương , có kẻ chạy theo nhà Chu . NT nói “ các chư đôi” là nói không thể theo bạn cũ , kiểu bợ đỡ giặc Minh, mà phải đi ẩn chớ thôi , đó là ý tiếp cận thửa đề câu thứ 2 . MQQL : Nhà Thương 1000-11000 TCN Nhà Chu 11000-256 TCN ( Tây Chu 1100-771 TCN và Đông Chu 771-256 TCN Gác chưa đôi : gác lại , chưa đôi co . Nhóm MQL viết: TVG-PTĐ phiên là các chư đôi và chú “chưa hiểu rõ “ chỉ theo đúng nguyên văn phiên ra. ĐDA phiên là các chưa đôi và chú : “ chưa hiểu rõ “ , rồi cho là “đều chưa sánh đôi với được “ Bùi văn Nguyễn cũng phiên là các chưa đôi và hiểu là “ không thể theo bạn cũ , kiểu bợ đỡ giăc Minh , mà phải đi ở ẩn chớ thôi “. Kiều Thu Hoạch ( tài liệu chép tay ) : các chư đôi , chư tiếng Hán là Các , chỉ là tiếng đệm , Các chư đôi là nói ‘ mỗi người mỗi nơi , chỉ bạn bạ đồng tâm đồng chí cùng . P. Schneider đã phiên là Thương Chuyện cũ và đã liên hệ với bài 58 QÂTT . Sự liên hệ ấy sai. VVK phiên “ các chưa và đã hiểu là “đều chưa nhiều , đôi là nhồi , đầy ( trang 10 ) 3-Nhận xét : Câu này có phiên âm khác nhau các/gác Chư /chưa Và có cách giải thích khác nhau , Bùi Văn Nguyên suy luận Minh Hồ , người khác thì Y Doãn Chu Công . 4- Kết Luận Câu 1 bài 2 nên phiên âm như sau Thương chu bạn cũ các chư thôi Câu 2 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Phiên âm Nôm ra Quốc ngữ Trần văn Giáp Phạm Trọng Điềm Sá lánh thân nhàn thủa việc rôi Đào Duy Anh Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi Bùi Văn Nguyên Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi Vũ Văn Kính Xa lánh thân nhàn thuở việc rồi Mai Quốc Liên Xá lánh thân nhàn thuở vi ệc rồi 2- Chú thích : Đào Duy Anh Sá : Từ sá chúng tôi thấy thường dùng theo nhiều nghĩa ; khẳng định như sá lánh (đành nên lánh ); Phủ định : sá chi là chẳng kể chi , sá quản là chẳng quản , lại có nghĩa là vấn từ như câu 4 bài 32 ( nước non nguyệt hiện sá thôi chèo ). Mai Quốc Liên : Phiên âm khác VVK Xa lánh Xá lánh : chữ xá có nghĩa là hãy , nên , phải , Tự điển Genibrei đã dịch là xá kíp hôì trào cho mau; xá giữ . Rồi : rảnh rỗi , nghỉ ngơi . Ngày rỗi , rỗi tay , ăn nhưng ngồi rồi, Rỗi rảnh . Câu này ý nói : Hãy lánh cho thân nhàn lúc đã rỗi rãi . 3- Nhận xét : câu 2 b ài 2 : chỉ có chữ 1 câu 2 bài 2 phiên âm có khác nhau sá/xa/xá Riêng Bùi Văn Nguyên không có chú thích gì . Vũ Văn Kính thì phiên âm là xa lánh , còn tác giả khác đều phiên âm là :xá/ sá lánh Tra từ điển AR ( TK 17 ) trang 668 thì thấy sá , đi đàng sá , đi đàng đi sá , xá , phố xá , xá xét . Tự điển chữ Nôm Viện NCHN trang 986 có : sá C2 nên cần phải ( sá lánh thân nhàn thuở việc rồi NT ) Xá trang 1261 C2 nên cần phải , hãy ( cổ )( Có thân thì xá cốc chưng nhàn NT 14 a ) 4- Kết luận câu 2 bài 2 nên đọc là Sá lánh thân nhân thủa việc rồi . Câu 3 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Phiên âm Nôm ra quốc ngữ : TVG-PTĐ Gội tục trà thường pha nước tuyết ĐDA Cởi tục chè thường pha nước tuyết BVN : Cởi tục trà thường pha nước tuyết VVK Gội tục trà thường pha nước tuyết MQL : Cởi tục trà thường pha nước tuyết 2- Chú thích : TVG-PTĐ Gội tục : trút sạch tục luỵ , bụi trần . ĐDA: Cởi, ĐDA cho rằng chữ Nôm là cội ,chắc là viết lộn bộ “mộc “với “thủ” , đọc là cổi hay cởi . BVN: Cởi tục : cởi là trút bỏ . MQL : chú thích TVG : Gội tục ; ĐDA cởi tục chè thường … 3- Nhận xét : câu 3 bài 2 có một chữ phiên âm khác nhau “Gội /”cởi”/cổi Tra từ điển AR trang 297 Gội đầu, Tự điển chữ Nôm Viện NCHN Trang 206 –207 có 6 chữ “cởi “ C2 bộ cải ; F1 bộ khẩu + cải; F1 bộ thủ + cối : cởi (cổi); F1 mịch + cối ; F1 bộ Y + cối . Trang 448 : gội dùng nước giũ sạch tóc ,thấm đượm 4- Kết luận Câu 3 bài 2 có lẽ đọc là Cởi tục trà thường pha nước tuyết ./. Câu 4 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Phiêm âm Nôm ra quốc ngữ TVG-PTĐ Tầm thanh trong vắt tiễn trà mai ĐDA Tìm thanh trong vắt tịn chè mai BVN : Tầm thanh trong vắt tiễn chè mai VVK Tìm thanh trong vắt tạn chè mai 2- Chú thích : TVG-PTĐ Tầm thanh : Tìm nơi trong sạch , ý nói là trần thế DDA Tịn : chữ này trong truyện Kiều , Hoa tiên ký phiên là tận .Nên phiên là “tịn”, tức là hết ( cũng như tận ) Ở nông thôn Thanh nghệ Tĩnh ngườI ta thường nói tịn (đến tịn nơi ) chứ không nói tận.Tịn chè mai tức là hết chè hồng mai cho nên phải uống nước tuyết , nhưng đó là muốn tìm cái thanh cao . BVN : Tầm thanh trong vắt tức rất trong , không có vẩn đục Tiễn :chữ Hán nghĩa là thích hợp, thích ứng 3-Nhân xét : Câu 4 bài 2 có sự phiên âm khác nhau Chữ tầm/ tìm tiễn/tạn/tịn Tra từ điển AR - Trang 720 - tận , hết , tận thế , hết thế, Tra tự điển chữ Nôm Viện NCHN -Trang 1053-1054 có 2 chữ -Tầm : Tầm bằng 5 thước ta, , khoảng , lúc , độ , chừng ; tầm xuân loài cây , tầm phào ,Trang 1126 có 1 chữ tìm A2 ( HV tầm ) Cốt gắp cái đã mất hoặc hướng dẫn cái mong muốn ( Lều tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ NT 21 b ). 4- Kết luận Câu 4 bài 2 có lẽ đọc là Tầm thanh trong vắt tận chè mai - Câu 5 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Phiên âm Nôm ra quốc ngữ TVG-PTĐ Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh ĐDA Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh BVN Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh VVK Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh MQL Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh 2-Chú thích : Các tác giả đều không có chú thích câu 5 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 3- Nhận xét: Các tác giả đều phiên âm nôm ra quốc văn khá giống nhau Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh Riêng MQL thì phiên âm là Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN Trang1047 có 2 chữ tạnh ( loại chữ C2 hv tịnh ) và A2 hv tình ( nhật + thanh ) , Nghĩa là dứt mưa , trời trong sáng , Trang 1127 có chữ tịnh ( cổ tĩnh ) A1 ( hv tịnh ) . Không thấy chữ tĩnh ( tinh + dẫu ngã ); 4- Kết luận Có lẽ bản MQL đọc là chính xác Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh. Câu 7 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1-Chuyển Nôm ra quốc ngữ : TVG-PTĐ Vui có một niềm chăng nỡ trễ ĐDA Bui có một niềm chăng nỡ trễ BVN Bui có một niềm chăng nỡ trễ VVK Vui có một niềm chăng nỡ trễ MQL Bui có một niềm chăng nỡ trễ 2- Chú thích: TVG-PTĐ Chăng nỡ trễ : Không nỡ chểnh mảng trong lòng DDA Bui : Duy chỉ , chỉ có . Ngày xưa học duy là bui. Nguyễn Trãi hay dùng từ này . Chăng nỡ trể : Không nỡ trễ nải, chểnh mảng MQL Bui : Chỉ có , Bui là tiếng cổ dùng để dịch chữ Hán Duy ,Chăng nỡ trễ : không thể để trễ lâu hơn nữa được nghĩa là phải lo làm tròn ngay đạo làm con và đạo làm tôi . 3- Nhận xét : Câu 7 bài 2 có chữ 1 câu 8 bài 2 phiên âm có khác nhau Vui/bui Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN trang 69 có chữ C2 Bui ( hv bôi) âm cổ của chữ Hán là Duy , chỉ có chỉ còn (Bui một tấc lòng ưu ái cũ NT 19 b ); Trang 12 52 có chữ C2 ( hv bôi) VUI : tâm trạng thích thú , phấn khởi F1 Vui ( tâm + bôi ) nghĩa như trên . F1 Vui ( khẩu + bôi ) nghĩa như trên ; Tôi đã nhìn mặt chữ Nôm thì là có thể đọc bui hoặc vui. 4-Kết luận : Câu 7 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi có thể đọc là Bui có một niềm chăng nỡ trễ ./. Câu 8 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi 1- Chuyển từ Nôm ra quốc ngữ TVG-PTĐ Đạo làm con mấy đạo làm tôi ĐDA Đạo làm con liễn đạo làm tôi BVN Đạo làm con lẫn đạo làm tôi VVK Đạo làm con mến đạo làm tôi MQL Đạo làm con lẫn đạo làm tôi 2-Chú thích : ĐDA: Chữ Nôm đọc là miễn /liễn. VVK Mến là kính mến , yêu mến MQL Chữ Nôm là miễn,ghi âm cổ mliễn và có thể đọc là liễn -lẫn như trong bài này. (và bài 12,24,48,64,69). 3- Nhận xét Câu 8 bài 2 có m ột chữ phiên âm khác nhau miễn/liễn/lẫn/mến tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN trang 685 chữ miễn ( hv miễn ) : cốt , chỉ cần , , với cả, cùng , lẫn , (âm cổ - đạo làm con miễn đạo làm tôi NT 4b). 4- Kết luận : Câu 8 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi nên đọc là Đạo làm con miễn đạo làm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi ký Thơ phổ nhạc

Mình thăm Hollywood u s a -1 6 2021