tồn nghi

Ghi chép đọc sách Lịch sử Việt Nam 15 tập ( LS VN 15t) 1 Kì vọng của nhóm tác giả Nhóm tác giả hy vọng là bộ sử này có tính chất toàn diện & hệ thống từ khởi thủy đến 2000; Đọc xong lần 1 hơn 10000 trang của 15 tập , ghi chép như sau Đối tượng là quảng đại quần chúng nhân dân; Nhóm tác giả cho rằng nó đầy đủ toàn diện có hệ thống và thật sâu sác về đất nước , con người , truyền thống dựng nước & giữ nước ; Đồng thời phản ảnh nền văn hóa phong phú & đặc sắc ; Nó kế thừa thành quả nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học ( ví dụ Phan Huy Chú , Nguyễn Khánh Toàn , Phan Huy Lê , Trần Quốc Vượng , Hà Văn Tấn …); Nó cũng bổ sung kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả gần đây ;Có nhiều tư liệu mới công bố của Viện sử học ; lSVN 15 tập là bộ THÔNG SỬ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NÀY của nước ta ; Nó có tính học thuật ( lí luận ) , thực tiễn , xã hội , Nó giúp trước hết cho việc nghiên cứu , việc giảng dây & học tập sử học ; Nó bao quát nhiều lĩnh vực Chính trị, quân sự ,kinh tế,văn hóa , xã hội,ngoại giao , an ninh , quốc phòng ; Nó rút ra các bài học lịch sử khách quan , trung thực; Qua đó xây dựng luận cứ cho việc xác định con đường phát triển Viêt Nam & hội nhập quốc tế , Đồng thời nhận thức đúng quá khứ ;, Nhằm tìm ra quy luật vận động của lịch sử để hiểu hiện tại & góp phần định hướng cho tương lai; Nó góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước , lòng tự hào dân tộc. rèn luyện nhân cách cho các thế hệ trẻ mai sau ; Nó truyền bá trí thức lịch sử đến quần chúng nhân dân ; Nhóm tác giả đã bàn bạc về cấu trúc,phạm vị, tư liệu, phương pháp nghiên cứu, biên soạn có tính hệ thống , đầy đủ toàn diện ; Bộ sách này phân kì Từ thời kì trung cổ đến trung đại ( 1858) Từ cận đại 1859 đến 1945 Từ 1945- 2000; Nó là lịch sử của các cộng đồng quốc gia & dân tộc đã từng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu đa tuyến , văn hóa Đông Sơn( Văn Lang- Âu lạc miền Bác ), Văn hóa Sa Huỳnh (Lâm Ấp Chăm pa miền Trung) & văn hóa Óc Eo (Phù Nam ); Một quốc gia đa tộc người trong đó người Kinh chiếm 80% dân số ; 2 Ghi chép khi đọc : Tập 1 theo chúng tôi khó viết nhất vì - Cương vực chưa xác định - Tục thời gian quá dài , mấy chục vạn năm , có khi sai số cả nghìn năm ; - Văn tự ghi rát ít ; - Có dựa vào kết quả khảo cổ,cổ sinh học,truyền thuyết, - Tư liệu chữ Hán cổ nghèo nàn , rất tản mạn, thiếu tin cậy,kết quả nghiên cứu lại đang tranh cãi , trái ngược nhau ; Qua tài liệu tham khảo chúng tôi thấy nhóm tác giả đã tham khảo - Kết quả khảo cổ ( ví dụ mới nhất ở Hoàng thành Thăng Long Hà Hội – đưa vào sách nhiều ảnh hiện vạt quý thừi Lý & Trần ) - - Kho tang chữ Nôm - Chữ Phạn - Quốc ngữ - &ngoại ngữ ; - Nhóm tác giả có nhiều chuyến điền dã, sưu tầm tư liệu trong & ngoài nước , Về khảo cổ vẫn còn có ý kiến trái chiều nhau , ví dụ còn cho rằng di chỉ Núi Đọ ( Thanh Hóa ) còn thiếu yếu tố địa tầng ( vì hiện vật lại ở lưng chừng núi ). Tại đậy thu được rìu 2 g hoặc 1,1 kg ( trang 27 tập 1 viết tắt tr 27 t1) ; Còn thư tịch thì nhà nước Văn Lang được Phạm Sư Mạnh mới đề cập năm 1340; ; Việc giải mã trống đồng còn nhiều ý kiến khác nhau : bát quái , giã gạo hay thuyền hồn; nhóm tác giả cho là đều chưa hợp lý ; Vậy mặt trống đồng Đông Sơn là cái gì ? Vẫn bỏ ngỏ , tồn nghi ! Trong Việt sử học quyển 113, trang 53 có nói đến An Dương Vương ( Tứ Khố Toàn thư ); Nhưng THục Phán từ phương Bắc xuống hay người Cao Bằng cũng còn có ý kiến khác nhau , Lã Văn Lô đã công bố truyện “ Chín chúa tranh vua “của người Cao Bằng , Nhóm tác giả giả cho rằng sử thực dân đã bỏ qua , dìm đi chuyện này khi in Lịch sử người Tầy ;( tr127 t1); Có ý kiến khác nhau về Triệu Đà , dân gian thì thờ Triệu Đà & vợ họ Trịnh người Việt ỏ làng Đồng Sâm Thái BÌnh ;( tr 187 t1); Tr188 t1 dẫn : Lê Văn Hưu lại coi Triệu Đà là vua ta ; Còn Đặng Xuân Bảng phê phán Lê Văn Hưu , cho rằng sai lầm khi coi Triệu Đà là vua ta ; Để đồng hóa, một thông tin là nhà Đông Hán đưa sang hàng nghìn tội nhân , tù binh , dân nghèo Hán sang khai canh lập ấp ; & cũng đưa ra thông tin Lý Bí có 9 đời gốc Hán , Lý Bí , Lý Bôn < Lý Bầu : Lý Nam Đế ; Hai Bà Trưng khởi nghĩa , được 3 năm , chưa đặt quốc hiệu ; Có ý kiến khác nhau về Sỹ Nhiếp; Theo Ngô Sĩ Liên thì gọi Sỹ Nhiếp là Sĩ vương , Triều Nguyễn phong Sĩ Nhiếp là tổ nho học , ( tr 259 t1); Theo thư tịch thì Sĩ Nhiếp không xưng vương bao giờ ; Tập 1 có nghiên cứu người Mừng , đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu , ví du : “ tr441 t1 Người con gái hầu họ nhà Đạo tối đầu tiên khi ra lấy chồng “; Tr 420 cung cấp thông tin , nhà nước Lâm Ấp phía nam Giao Chỉ , đông là biển , nam là Phù Nam , có lẽ nằm ở Nam Sông Hương ; Cũng có thông tin người Phù Nam không đào giếng quanh nhà , mà dùng chung nước ao ; Tập 2 bộ sử này đề cập đến giai đoạn tự chủ của ta ; Có thông tin Lê Đai Hành không phong chức cho cha mẹ , nhóm tác giả cho rằng trước Lê Hoàn chưa có tuc này; Lê Đại Hành đã trừng trị tội thập ác , mà ngày nay vẫn còn dư âm trong dân gian Việt Xâm phạm xã tắc , tôn miếu , ông bà, trộm đồ của vua , cháu không để tang ông bà hoặc không thờ cúng cha mẹ , tội bất nghĩa ( dân giết quan , trò giết thày,lính giết tướng),loạn luận & tội theo giặc; Có thông tin sử Tầu ghi quân Lý Thường Kiết xếp 100 đầu 1 đống với 580 đống ( Tống sử tr 277) quân Tống chết , khi chủ động đánh trước vào đất nhà Tống; Tập 3 bộ 15 tập NHóm tác giả đã tìm nguyên nhân nhà Trần bị Hồ Quý Ly tiêu diệt , ví dụ vua Trần Dụ Tông mời nhà giầu vào cung vua đánh bạc ;quý tộc thì lui về Thái Ấp hưởng thụ , Mỗi canh bạc vua mất 1000 qun , trong khi dân nghèo đói khổ ; phải bán con ; 1371 Chiêm Thành đánh vào vào tận Hà thành ; Tuy Hồ Quý Ly giết hết người kế vị nhà Trần ; cướp ngôi , nhưng nhóm tác giả cũng đưa vào bộ sử này những công tích của Hồ Quý Ly ; “ LÀ NGƯỜI CÓ TÂM HUYẾT XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC “ ví dụ - Quy định mũ áo theo mầu sắc cho các quan; - Dùng tiền giấy ; - Hạn chế ruộng, dân phải ghi tên trên bờ ruộng; - Đặt cách thi cử ; - Hạn chế gia nô; - Thống nhất dụng cụ đo lường; - 1402 cử Nguyễn Cảnh Trân cai quản Thuận Hóa ( nay ); - Tiêu diệt các gia đình làm gián điệp cho nhà Minh ; - Lưng trì Thiêm Bình tay sai nhà Minh ( tr53) Có thông tin Tr65 t3 Ví dụ dân số mà nhà Minh thu thấp thì Thái Bình chỉ có 4.332 hộ với 62.084 người ; Nghệ a có 7.660 họ với 16.066 người; Có thông tn Nguyễn An bị Minh bắt , đã giúp họ tu tạo thành háo Bắc Kinh ( tr 74); TR109 có thông tin Lê Lợi 1424 bất ờ bị 3 vạn quân & 100 voi đánh úp ; Lê Lợi đánh đuổi , Lê Thạch hy sinh ở Lào ; Có thông tin về Nguyễn Trãi gủi thư cho Phương Chính (1425); & Nguyễn Trãi viết “ Đại cáo ình Ngô , có đăng toàn bọ bài này ( từ trang 539-544 lấy bản gốc từ Nguyễn Trãi toàn tập ( tr 77-82); ; Có thông tin ta cấp cho tù binh Minh 500 thuyền đi biển về; Sử Minh ghi nhà Lê thả 84640 tù binh Minh ,& số bị giũ không tính được; Có thông tin nhà Lê cấm quan phủ huyện Cấp dưới xã trưởng là anh em ruột,con chú con bác , bác cháu , hoặc cậu cháu , để ngăn chặn bè phái hùa nhau ( tr 199); Có thông tin tr248 tội nhân phải thchs chữ , 30 chữ thì cho vào Quảng Bình , 10 chữ thì cho vào Diễn Châu , 4 chữ thì chăn voi ở Kinh thành ; TR 328 có thông tin nhà minh vô cùng thâm độc nhà mình chỉ thị cho lính thủ tiêu tất cả văn tự ở ta : “ không cho lưu trữ 1 chữ , Nếu để 1 chữ lại rơi vào tay dân bản đại thì rất không hay “ Khác với các bộ sử khác, bộ 15 tập có viết về triều Mạc ; Có nói tới Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hồi ký Thơ phổ nhạc

Mình thăm Hollywood u s a -1 6 2021