Thơ văn xuôi ?
Suốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa.
Nay ( 2025) tôi vẫn thuộc những bài thơ đó.
Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua.
Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.
Mấy ý kiến nhỏ về thơ văn xuôi Việt Nam
Sau này do truyền khẩu tôi thuộc rất nhanh thơ Bút Tre - thơ ép vần.
Bút Tre là một hiện tượng thơ độc đáo, có lẽ sống mãi trong dân gian Việt Nam .
Là người có thú chơi sách, nhất là sách thơ, nhưng tôi thật sự khó khăn khi đọc thuộc một bài thơ văn xuôi.
Có chăng là những bài phú bị bắt buộc học thuộc lòng thời học sinh như “Bạch Đằng Giang Phú” của Trương Hán Siêu, “Hịch Tướng Sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
Còn thông thường rất ít bạn đọc yêu thơ người Việt Nam thuộc các bài thơ văn xuôi của các tác giả ngày xưa và đương đại.
Tôi chưa bao giờ được nghe ngâm thơ văn xuôi ở trên đài hoặc trên truyền hình.
Như vậy nếu so sánh Thơ - Thơ văn xuôi và Văn xuôi thì xin phép tôi sơ khởi mạo muội , mùa rìu qua mắt thợ, có những nhận xét sơ bộ như sau:
1/ Có lẽ Thơ văn xuôi là phần giao nhau của hai vòng tròn Thơ và Văn xuôi. Phần giao nhau của hai vòng tròn thể hiện hai đặc điểm ngang nhau của Thơ và Văn xuôi. Nếu vượt ra khỏi vùng giao nhau thì sẽ thành Thơ có vần hoặc trở thành Văn xuôi.
2/ Nếu cố ý xếp thứ tự thì dễ thuộc nhất là thơ Bút Tre ép vần, sau đó đến lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ 8 chữ, kiểu thơ Đường. Dễ thuộc vì nó có vần. Còn thơ văn xuôi khó thuộc vì không có vần như thơ truyền thống. Do đó tính phổ biến hẹp, nó chỉ đáp ứng một số độc giả rất hạn chế, có lẽ số độc giả này ít nhất phải học xong phổ thông trung học và có năng khiếu về văn chương và am hiểu ngữ pháp tiếng Việt.
3/ Theo thống kê, bài thơ văn xuôi mà ngắn thì độc giả còn chấp nhận được, nếu dài quá độc giả có cảm giác là văn xuôi. Tâm lý ngại đọc rất phổ biển.
4/ Ví dụ một tác giả thường viết " thơ văn xuôi ", nhưng gần đây bỗng nhiên chuyển sang nhận giải thưởng tại thủ đô thể loại văn xuôi.
5/ Hoặc Ví dụ tác giả lá cờ đầu viết" thơ văn xuôi" khi 70 tuổi cũng quay sang viết thơ cực ngắn , thể loại " hai ku Việt ".
Kết luận bài viết:
Tóm lại : Thể loại " thơ văn xuôi "
đã , đang và sẽ tồn tại khách quan ngoài sự yêu / ghét của độc giả thơ Việt.
Những tên tuổi lớn viết " thơ văn xuôi" sẽ tồn tại mãi trong lịch sử thơ Việt Nam.
Bạn nào thực sự yêu " thơ văn xuôi" thì hãy đến " Trung tâm lưu trữ quôc gia 3" tìm đọc " Tuyển tập thơ văn xuôi Việt Nam và nước ngoài" , Nhà xuất bản văn học Hà Nội , in 1997. dày dưới 1.000 trang.
( tạm ngừng bút ).
***
anh_cua_trung_nguyen_11
Vũ Quần Phương
Vũ Nho
Cầm Sơn
Lê Đức Nghinh
Đỗ Ngọc Yên
Vũ Thảo Ngọc
Nguyễn Thị Mai
Ái Nhân
Nguyễn Tùng Minh (Thiếu nhi)
Thúy Nga Nina Nguyễn
THÔNG TIN LIÊN HỆ
BẢN QUYỀN THUỘC CLB VĂN CHƯƠNG - HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ VŨ QUẦN PHƯƠNG
Tổng Biên tập: Nhà văn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ VŨ NHO
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh CẦM SƠN
Email: 1-vunho121@gmail.com 2-soncam52@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét